0
Tin tức

Máy trộn vữa khô 1 trục và 2 trục có gì khác nhau

Lựa chọn máy trộn vữa khô 1 trục hay 2 trục phù hợp trong dây chuyền sản xuất vữa keo giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Vậy có các loại cối trộn vữa khô nào phổ biến hiện nay, đạt hiệu suất cao, vận hành ổn định, cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây!

Tổng quan về máy trộn vữa khô 1 trục, 2 trục

Máy trộn vữa khô mục tiêu dùng để trộn các loại nguyên liệu với nhau tạo thành hỗn hợp đồng nhất ứng dụng trong các lĩnh vực xây dựng. Sản phẩm vữa khô và keo dán gạch khi sản xuất đạt chất lượng tốt hay không đều phụ thuộc phần lớn vào thiết bị này.

Hình ảnh so sánh máy trộn vữa khô 1 trục và 2 trục

Hình ảnh so sánh máy trộn vữa khô 1 trục và 2 trục 

Máy trộn vữa khô là gì?

Máy trộn vữa khô là thiết bị cơ khí dùng để phối trộn đều các nguyên liệu dạng bột như cát khô, xi măng, phụ gia và các chất kết dính theo một tỷ lệ định sẵn, tạo thành hỗn hợp vữa khô dùng trong xây dựng. Không giống như các loại máy trộn ướt, máy trộn vữa khô hoạt động trong điều kiện không có nước, đòi hỏi cơ chế đảo trộn phải đảm bảo phân bố đồng đều ngay cả với vật liệu có mật độ riêng khác nhau.

Máy trộn vữa khô 1 trục và 2 trục khác nhau ở phần trục có lắp các cánh khuấy có chức năng khuấy đảo nguyên liệu trong trọng lực âm khi máy trộn hoạt động, làm nguyên liệu được đảo trộn đồng nhất.

Hình ảnh máy trộn vữa khô và keo dán gạch ở Phú Thọ

Hình ảnh máy trộn 1 trục của trạm trộn vữa khô và keo ở Phú Thọ – Ảnh minh họa: So sánh máy trộn vữa khô 1 trục và 2 trục

Cấu tạo của máy trộn vữa khô

Tùy theo dòng máy, cấu tạo có thể khác nhau, nhưng về cơ bản máy trộn vữa khô gồm các bộ phận chính:

  • Thân máy (bồn trộn): Làm bằng thép tấm dày, chống mài mòn, nơi chứa và đảo nguyên liệu.
  • Trục trộn và cánh trộn: Gắn với mô tơ, tạo chuyển động xoay hoặc đối lưu để trộn đều nguyên liệu.
  • Cửa xả liệu: Bố trí ở đáy hoặc bên hông bồn, điều khiển bằng tay gạt hoặc xi lanh khí nén.
  • Cơ cấu truyền động: Mô tơ điện kết hợp với hộp số giảm tốc, đảm bảo tốc độ trộn ổn định.
  • Hệ thống che chắn và khử bụi (nếu có): Giúp đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

Hình ảnh cấu tạo máy trộn vữa khô, bên trong buồng trộn

Hình ảnh cấu tạo máy trộn vữa khô, bên trong buồng trộn – Ảnh minh họa: So sánh máy trộn vữa khô 1 trục và 2 trục

Một số máy cao cấp tích hợp thêm cảm biến báo mức, hệ thống định lượng nguyên liệu và PLC điều khiển tự động.

Các loại máy trộn vữa khô phổ biến

Trong số các loại máy trộn vữa khô và keo dán gạch, phổ biến nhất là loại cối trộn một trục và cối trộn 2 trục. Đây là dòng cối chuyên dùng để sản xuất vữa và keo dán gạch trong các dây chuyền sản xuất vữa keo hiện nay tại Việt Nam.

Các loại máy trộn vữa khô 1 trục thường sử dụng cho loại vật liệu mịn, nhỏ. Trong khi loại máy trộn vữa khô 2 trục thường các loại cốt liệu thô hơn, to hơn một chút. Xem chi tiết so sánh 2 loại thiết bị này ngay dưới đây!

So sánh máy trộn vữa khô 1 trục và 2 trục

Hình ảnh máy trộn vữa khô 1 trục

Hình ảnh máy trộn vữa khô 1 trục – Ảnh minh họa: So sánh máy trộn vữa khô 1 trục và 2 trục

Bảng so sánh tổng quát

Dưới đây là bảng so sánh tổng thể hai thiết bị trộn vữa khô 1 trục và 2 trục bạn có thể tham khảo:

So sánh Máy trộn vữa khô 1 trục Máy trộn vữa khô 2 trục
Cấu tạo Gồm một trục chính nằm ngang với cánh trộn dạng xoắn hoặc dạng cánh đảo. Có hai trục song song, thường quay ngược chiều nhau. Cánh trộn bố trí lệch tâm, tạo dòng chảy vật liệu liên tục.
Nguyên lý hoạt động Trục quay tạo lực ly tâm và ma sát để đảo trộn vật liệu trong bồn theo một chiều. Hai trục cùng phối hợp tạo ra chuyển động đối lưu – đảo chiều mạnh mẽ, giúp phối trộn đồng đều hơn.

Hiệu suất trộn và độ đồng đều

Đạt độ đồng đều trung bình đến khá, phù hợp với các công thức vữa không quá phức tạp, ít phụ gia nhạy cảm. Cho hiệu quả trộn cao, độ đồng đều gần như tuyệt đối – đặc biệt cần thiết với vữa yêu cầu chính xác tỉ lệ phụ gia hoặc có độ ẩm kiểm soát chặt.

Năng suất và tốc độ trộn

Năng suất phổ biến từ 3–10 tấn/giờ, thời gian trộn 5–10 phút/mẻ. Năng suất cao hơn, từ 5–25 tấn/giờ. Thời gian trộn nhanh hơn, chỉ 2–5 phút/mẻ.

Mức tiêu hao năng lượng

Công suất mô tơ thấp hơn, dao động 5.5–15 kW tùy dung tích. Tiêu thụ điện năng ít, phù hợp nhà máy quy mô vừa và nhỏ. Mô tơ lớn hơn (từ 11–30 kW), tiêu hao điện cao hơn nhưng bù lại bằng năng suất và thời gian trộn ngắn.

Khả năng tích hợp tự động hóa

Dễ tích hợp vào dây chuyền bán tự động hoặc thủ công. Tương thích cao với hệ thống định lượng tự động, silo cấp liệu, đóng bao – tối ưu cho dây chuyền vữa khô công nghiệp hiện đại.

Giá thành và chi phí đầu tư

Giá rẻ hơn 25–40% so với máy 2 trục. Phù hợp với nhà đầu tư mới, ngân sách hạn chế. Giá thành cao hơn, nhưng tiết kiệm chi phí lâu dài nhờ năng suất cao và ít lỗi phối trộn.

 Bảo trì – vận hành – tuổi thọ

Kết cấu đơn giản, dễ bảo trì, ít hỏng hóc. Kỹ thuật vận hành phức tạp hơn, cần thợ có tay nghề. Tuy nhiên, tuổi thọ dài hơn nếu bảo trì đúng cách.

Ứng dụng thực tế

Vữa khô đặc biệt, keo dán gạch Vữa xây trát

Xem tiếp: Ưu điểm của máy trộn 1 trục, trộn 2 trục tại đây.

Nguồn: Daivietjsc.com.vn - Liên hệ ngay với chúng tôi: 0911.628.628 để được Đại Việt tư vấn, cung cấp giải pháp, công nghệ sản xuất vữa khô và keo tối ưu nhất. Xin cảm ơn!

Viết bình luận

Zalo Công ty Đại Việt Messenger Công ty Đại Việt