0
Tin tức

Dự báo nhu cầu vật liệu xây dựng 6 tháng cuối năm

Trước khó khăn về nguồn cung, dự báo giá cát, đá xây dựng tiếp tục tăng trong 6 tháng cuối năm 2023.

Theo số liệu thống kê từ Cục Kinh tế xây dựng giá cát trong 6 tháng đầu năm 2023 đã có xu hướng tăng. Cụ thể là giá cát tăng bình quân 1,52%/tháng do nhu cầu xây dựng tăng.

Các chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu cho rằng yếu tố nguồn khai thác và nhu cầu sử dụng tại các tỉnh phía nam lớn hơn khu vực miền Bắc và miền Trung nên phần nào tác động làm giá cát tại khu vực miền Nam thường cao hơn so với các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Tính chung trong quý II/2023, giá cát xây dựng tăng 2,5% so với quý I năm 2023.

Bên cạnh đó, giá đá xây dựng cũng có xu hướng tăng nhẹ nhưng đều và giữ ổn định qua từng quý. Cụ thể là giá đá trong quý I/2023 tăng 2,7% so với cuối năm 2022, giá đá xây dựng quý II/2023 tăng 2,7% so với quý I/2023

Hình 01: Dây chuyền nghiền cát tại Hà Nam

Dự báo trong qúy III/2023 giá cát, đá xây dựng sẽ tiếp tục tăng và có nhiều biến động do nhu cầu rất lớn về loại vật liệu này cho các công trình giao thông trọng điểm đang thi công ở các khu vực trên cả nước; đặc biệt là 10 dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 từ Hà Tĩnh – Khánh Hòa, đường Vành đai 4 TP Hà Nội, Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh, Cao Tốc Biên Hòa – Vũng Tàu,….. Việc khan hiếm nguồn cát tự nhiên dùng trong thi công, nhu cầu chuyển đổi sang dùng vật liệu cát công nghiệp sản xuất từ đá cũng tăng mạnh.

Các dự án này sẽ làm cho nhu cầu về đá, cát xây dựng tăng đột biến, gây khó khăn cho cả chủ đầu tư, đơn vị thi công và chính quyền các địa phương. Trong đó, những điểm nóng về vật liệu sẽ tập trung tại 3 điểm là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long.

Hình 02: Dây chuyền nghiền đá tại Quảng Bình

Nguồn cung vật liệu xây dựng thông thường tiếp tục gặp khó khăn cho cao tốc Bắc - Nam phía Đông mặc dù đã được cảnh báo ngay từ bước lập dự án. Hơn nữa, thời điểm triển khai xây dựng công trình còn trùng với giai đoạn cả nước đồng loạt thi công nhiều dự án đường bộ cao tốc, đường vành đai có quy mô xây dựng rất lớn.

Hướng tới sử dụng cát nghiền nhân tạo để dần thay thế cát tự nhiên, thực trạng cát tự nhiên đang là tài nguyên không tái tạo kịp và dần cạn kiệt khi khai thác, sử dụng quá mức. Việc sử dụng cát nhân tạo được xay từ đá dần thay thế cát tự nhiên trong xây dựng là cần thiết, đang được một số địa phương khuyến khích đẩy mạnh triển khai.

Hình 3: Dây chuyền nghiền cát tại Quảng Bình

Điển hình như tại tỉnh TT Huế, với mục tiêu từ năm 2026 sẽ đưa vào sử dụng khoảng 80% cát nhân tạo thay thế cát tự nhiên, hạn chế khai thác cát lòng sông; đến năm 2030, không sử dụng cát tự nhiên khai thác từ lòng sông làm vật liệu xây dựng mà sẽ thay thế bằng cát nghiền, cát xay từ phế thải xây dựng.

Hình 4: Dây chuyền nghiền cát tại  Cao Bằng

Tại tỉnh Thanh Hóa, theo quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 Thanh Hóa sẽ phát triển các sản phẩm cát nhân tạo để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Mục tiêu đến năm 2025 sử dụng tối thiểu 30% cát nghiền, cát tái chế từ phế thải công nghiệp và xây dựng để thay thế cát tự nhiên; năm 2030 sử dụng tối thiểu 40% cát nghiền, cát tái chế từ phế thải công nghiệp. Sở Xây dựng Thanh Hoá kêu gọi các doanh nghiệp có mỏ đá lắp đặt máy nghiền cát tiến tới thay thế sử dụng cát tự nhiên trong công trình xây dựng đảm bảo tiêu chuẩn, phù hợp với công suất được cấp phép khai thác đáp ứng nhu cầu sử dụng. Ngoài ra còn nhiều địa phương đang đẩy mạnh đưa cát nghiền vào sử dụng như: Cao Bằng, Lai Châu, Sơn La,…

Lh: Mr Trường: 0911.729.729

Công ty cp kinh doanh quốc tế Đại Việt

Viết bình luận

Zalo Công ty Đại Việt Messenger Công ty Đại Việt