-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hotline
0854657777Hotline
0854657777Chứng nhận
ISO 9001-2014Công nghệ ép rung và ép tĩnh là hai phương pháp phổ biến trong sản xuất gạch không nung, mỗi công nghệ có ưu nhược điểm riêng. Trong khi ép rung tận dụng lực rung động để tăng năng suất và giảm thời gian sản xuất, thì ép tĩnh sử dụng lực nén lớn giúp gạch đặc hơn, bề mặt mịn hơn. Vậy sự khác biệt giữa hai công nghệ này là gì? Đâu là lựa chọn phù hợp cho nhu cầu sản xuất của bạn? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết!
Mỗi loại công nghệ ép rung và ép tĩnh có nguyên lý hoạt động, hiệu suất và ứng dụng khác nhau. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa hai công nghệ này sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn giải pháp phù hợp với nhu cầu sản xuất.
Video chuyên gia tư vấn về công nghệ ép rung – công nghệ ép tĩnh trong dây chuyền sản xuất gạch không nung
Tiêu chí | Ép rung | Ép tĩnh |
---|---|---|
Nguyên lý hoạt động | Dùng lực rung động kết hợp với lực ép để tạo hình gạch | Dùng lực nén lớn, dựa hoàn toàn vào lực nén thủy lực |
Chu kỳ ép | 15 – 25 giây | 25 – 40 giây |
Năng suất | Cao, nhanh hơn ép tĩnh khoảng 1,5 lần | Thấp hơn, do thời gian ép lâu hơn |
Chất lượng gạch | Trọng lượng nhẹ hơn, cường độ gạch tương đồng nhau | Gạch đặc hơn, trọng lượng nặng hơn, cường độ gạch tương đồng nhau |
Loại gạch phù hợp | Gạch block, gạch bê tông nhẹ | Gạch terrazzo, gạch lát vỉa hè, gạch chịu lực cao |
Yêu cầu về máy móc | Hệ thống rung mạnh, cơ khí bền | Lực ép lớn, hệ thống thủy lực mạnh |
Chi phí đầu tư | Thấp hơn do máy móc đơn giản hơn | Cao hơn do yêu cầu lực ép lớn |
Dưới đây là bảng so sánh điểm khác nhau giữa công nghệ ép rung và ép tĩnh
Nguyên lý hoạt động là yếu tố cốt lõi quyết định đến hiệu quả và chất lượng sản phẩm của mỗi công nghệ. Vì thế nhà đầu tư dây chuyền sản xuất gạch không nung cần nắm công nghệ ép rung và ép tĩnh loại nào phù hợp với nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp mình.
Chu kỳ ép ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng gạch không nung thành phẩm của hệ thống sản xuất. Công nghệ ép rung và ép tĩnh loại nào có chu kỳ ép càng ngắn thì năng suất, sản lượng gạch càng cao.
Năng suất là yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất gạch với số lượng lớn. Công nghệ nào giúp sản xuất nhanh hơn sẽ có lợi thế về mặt kinh tế.
Chất lượng gạch được quyết định bởi mật độ vật liệu, độ bền cơ học và tính thẩm mỹ của bề mặt sản phẩm. Công nghệ ép rung và ép tĩnh tạo ra các loại gạch có đặc điểm khác nhau.
Mỗi công nghệ phù hợp với một số loại gạch nhất định dựa trên đặc tính vật lý và yêu cầu sử dụng của sản phẩm. Thường Việt Nam nhu cầu về gạch bê tông cốt liệu xây dựng rất cao nên đến 99% các nhà sản xuất đều sử dụng công nghệ ép rung phù hợp cho loại gạch muốn sản xuất.
Máy móc sử dụng trong từng công nghệ ép rung và ép tĩnh cũng có những yêu cầu khác nhau về thiết kế, cấu trúc và hệ thống điều khiển.
Chi phí đầu tư là yếu tố quan trọng khi lựa chọn công nghệ sản xuất. Mỗi công nghệ có mức đầu tư ban đầu và chi phí vận hành khác nhau.
Như vậy, công nghệ ép rung và ép tĩnh đều tạo nên chất lượng gạch tương đồng nhau, nhưng sản lượng làm bằng ép rung cao hơn 1,5 lần so với ép tĩnh. Khoảng hơn 10 năm trước, hai công nghệ này đang song hành, nhưng hiện tại 2025 99% các nhà sản xuất đều sử dụng công nghệ ép rung vì đạt hiểu quả cao hơn rất nhiều.
Công nghệ ép rung là lựa chọn hàng đầu trong sản xuất gạch không nung nhờ hiệu suất vượt trội so với ép tĩnh. Thực tế, các dây chuyền ép rung có thể đạt năng suất cao hơn 1,5 lần so với ép tĩnh nhờ vào các yếu tố như cơ chế tạo lực nén nhanh hơn, chu kỳ sản xuất ngắn hơn, mức độ tự động hóa cao hơn và khả năng sử dụng vật liệu linh hoạt hơn.
Cùng phân tích chi tiết những yếu tố này để hiểu tại có 2 công nghệ ép rung và ép tĩnh, mà ép rung lại tối ưu hơn nhiều?
Tìm hiểu công nghệ ép rũng ép tĩnh có gì khác nhau
Yếu tố đầu tiên giúp ép rung đạt năng suất cao hơn ép tĩnh chính là cơ chế tạo lực nén nhanh và hiệu quả hơn.
Kết quả là, trong cùng một khoảng thời gian, ép rung có thể ép được nhiều viên gạch hơn so với ép tĩnh.
Chu kỳ sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng gạch tạo ra mỗi ngày. Giữa hai công nghệ ép rung và ép tĩnh, ép rung hiện đang có chu kỳ ngắn hơn từ 30 – 50% so với ép tĩnh nhờ:
Chu kỳ sản xuất ngắn hơn đồng nghĩa với việc trong cùng một ca làm việc, máy ép rung có thể sản xuất số lượng gạch lớn hơn nhiều lần so với máy ép tĩnh.
Một trong những lý do ép rung cho năng suất cao hơn là mức độ tự động hóa trong quá trình vận hành.
Nhờ tự động hóa cao hơn, ép rung giúp tiết kiệm thời gian vận hành, giảm nhân công, tối ưu hóa năng suất, từ đó đạt hiệu suất vượt trội so với ép tĩnh.
Việc lựa chọn công nghệ ép rung và ép tĩnh phụ thuộc vào mục tiêu sản xuất của doanh nghiệp. Đa số các doanh nghiệp sản xuất gạch không nung tại Việt Nam đang sử dụng công nghệ ép rung nhằm đạt được sản lượng lớn, tiết kiệm chi phí sản xuất, vận hành.
Nếu bạn đang tìm kiếm dây chuyền sản xuất gạch không nung hiện đại, tối ưu chi phí và hiệu suất cao, Công ty Đại Việt – Đơn vị cung cấp dây chuyền sản xuất gạch không nung uy tín. Chúng tôi cung cấp máy ép gạch không nung công nghệ rung servo chất lượng cao, tích hợp công nghệ tiên tiến, đáp ứng mọi nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.
Hình ảnh cụm máy ép gạch không nung QT8 Đại Việt lắp đặt thực tế cho khách hàng
Liên hệ ngay với Đại Việt để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất!
Công ty Cổ phần Kinh doanh Quốc tế Đại Việt
Hotline tư vấn: 0911.628.628
Nguồn: Daivietjsc.com.vn
Miễn phí giao hàng toàn quốc
Tiếp tục mua hàng
Viết bình luận